Ngành Điện công nghiệp
- Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, với các yêu cầu kỹ thuật gắn với thực tiễn tại doanh nghiệp. Ngành Điện Công Nghiệp là ngành phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Trong đó nhu cầu thực hiện các công việc kỹ thuật rất lớn.
Sinh viên Ngành Điện Công nghiệp tại xưởng Thực hành Điện
- Người học được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Và để đảm bảo người kỹ sư điện có thể thiết kế, thi công tốt các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng điện công nghiệp không thể thiếu trong chương trình đào tạo.
- Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện;
- Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng
- Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
TAY NGHỀ CỦA NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong từng công ty sản xuất có sử dụng máy điện; đồng thời có thể đảm trách vận hành các máy điện trong công ty, mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp.
- Vận hành bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong khu công nghiệp, khu dân cư; thi công hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện.
- Tính toán, sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng;
VIỆC LÀM NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
- Điện công nghiệp có độ phủ rộng khắp nước, vì vậy bạn có thể xin được các vị trí trong điện lực các địa phương.
- Đồng thời bạn có thể có nhiều cơ hội để trở thành công nhân bảo trì hệ thống điện trong tất cả các nhà máy sản xuất.
- Hoặc bạn cũng có thể tham gia lao động chuyên môn tại các nhà máy sản xuất phụ kiện phục vụ công nghiệp điện.
- Các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp;
- Các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…;
- Các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.
Các công ty, xí nghiệp luôn “dọn chỗ” mời các Kỹ sư điện vào làm việc với mức thu nhập khá cao, đặc biệt là những thợ có tay nghề khá, giỏi, học nghề Điện công nghiệp ra, sinh viên còn có cơ hội đi lao động ở nước ngoài với mức thu nhập 55.000 – 70.000 USD/ năm.
Ngành điện công nghiệp “có mặt” ở hầu hết các lĩnh vực xã hội. với nền công nghiệp 4.0 đang càng ngày càng phát triển và cần rất nhiều nguồn nhân lực cho ngành Điện Công nghiệp
VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sinh viên học ngành Điện Công nghiệp được ký trực tiếp với nhà trường Bản Cam Kết Giới Thiệu Việc Làm. Và hiện nay ngành Điện Công nghiệp nhà trường không đủ để giới thiệu cho doanh nghiệp cho nên sinh viên không phải sợ thất nghiệp.